Tác dụng của atiso tuyệt vời như thế nào?

Atiso ban đầu được tìm thấy xung quanh biển Địa Trung Hải, tác dụng của atiso là để sử dụng trong việc chống lại các vấn đề tiêu hóa của người La Mã cổ đại. Rồi họ bắt đầu chế biến Atiso vào các món khai vị, và sau một khoảng thời gian các món khai vị được làm thành món ăn Ý và dần dẫn nó trở nên phổ biến.

Ở Việt Nam thì Atiso chủ yếu được trồng ở Đà Lạt, nơi có đầy đủ điều kiện tự nhiên để có thể cho ra những cây atiso chất lượng cao. Mọi người thường sử dụng bông atiso khô nấu nước uống giải độc mát gan, chế biến món ăn với hoa tươi, làm nguyên liệu sản xuất trà, làm thuốc…

tác dụng của atiso khi uống

Tác dụng của atiso đối với sức khoẻ

Sau đây là một số tác dụng quan trọng của atiso đối với sức khoẻ của bạn.

Chống ôxy hóa

Kết quả nghiên cứu của Bộ nông nghiệp Mỹ cho thấy, atisô chứa nhiều chất chống ôxy hóa hơn các loại rau củ khác. Điều đặc biệt là nó chỉ có 60 calo, và kèm theo nhiều chất chống oxy hóa như silymarin (chất chống ôxy hóa mạnh), luteolin (chống lão hóa não và viêm não), rutin (tăng sức bền thành mạch máu).

Bổ gan, mát gan giải độc

Một số chất như cynarin (lợi mật) có trong atisô rất có ích cho gan. Một số thí nghiệm khác cho thấy atiso còn có tác dụng phục hồi chức năng của gan. Trước đây, tác dụng của atiso để làm thảo dược thay thế cho thuốc trong một khoảng thời gian dài để điều trị một số bệnh về gan.

Atisô được xem là “thần dược” của bệnh gan vì nó giúp làm sạch các độc tố trong gan. Cơ chế kích thích hệ mật của Atiso giúp cải thiện chức năng gan, đặc biệt giúp gan hoạt động hiệu quả hơn trong việc đào thải độc tố ra ngoài, làm mát gan.

Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư

Những thí nghiệm với tinh chất chiết xuất từ lá atiso đã chỉ ra rằng, các chất có trong atisô như quercertin, anthocyanins… có thể giúp loại bỏ các tế bào chết ra khỏi mô mà không làm ảnh hưởng đến các tế bào khác. Nó còn làm chậm sự phát triển của các tế bào gây nên nhiều loại ung thư khác nhau như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, bệnh bạch cầu.

Cải thiện chức năng tiêu hóa

Tác dụng của atiso còn được sử dụng như loại thực phẩm giúp tiêu mỡ trong dạ dày, làm cho quá trình tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Nó còn giúp gan của chúng ta tiết ra mật, một thành phần trọng hỗ trợ hệ tiêu hoá.

Hỗ trợ tim mạch

Chúng ta có thể nhận được lượng vitamin C cần thiết trong ngày (chiếm 20%) chỉ bằng cách ăn hoặc uống một lượng atisô vừa phải. Chúng cũng là một loại thực phẩm tốt bổ sung magiê và kali, đây là 2 thành phần rất quan trọng để hỗ trợ tim và cải thiện sức khỏe.

tác dụng của atiso hỗ trợ tim mạch

Giảm cholesterol

Các nhà nghiên cứu tìm thấy các chất trong atiso hạn chế gan tạo ra lượng đường glucose dư thừa, giảm lượng cholesterol bằng cách kiềm chế HMG-CoA (chất tổng hợp cholesterol), đặc biệt giảm thiểu các cholesterol xấu như chất LDL (tạo mảng bám trên mạch máu gây đau tim, đột quỵ) và gia tăng cholesterol tốt như chất HDL (chống lại và bảo vệ cơn đau tim).

Ngoài những tác dụng của atiso chủ yếu nêu trên thì atiso còn có nhiều lợi ích khác như: lợi tiểu, điều trị chứng buồn nôn, điều tiết sự lưu thông của mật, bổ sung chất sơ cao, nhuận trường, an thần, lọc máu, lợi tiểu, trị ghẻ ngứa…

Bạn nên bổ sung atiso vào thực đơn hàng ngày của mình để góp phần vào giảm thiểu nguy cơ của những bệnh chủ yếu.

Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng atiso, nếu bạn uống thường xuyên liên tục quanh năm thì một ngày chỉ nên dùng 10–20gram nếu là bông tươi, hoặc 5–10 gram/người/ngày nếu dùng bông khô nấu nước uống (nên dùng bông atiso khô nguyên chất), còn với loại trà atiso đóng gói thì cũng chỉ nên uống 2–3 túi mỗi ngày là đủ và nên tư vấn thêm bác sĩ.

Theo Judy P. và nguồn sưu tầm

Bình luận