Tác dụng của hoa atiso đỏ có giống atiso Đà Lạt không?

“Hoa atiso đỏ” là tên gọi của người Miền Bắc dành cho cây Hibiscus khi nó được du nhập vào Việt Nam, vì tác dụng của hoa atiso đỏ gần giống với Atiso Đà Lạt. Nhiều chuyên gia cho rằng Atiso Đỏ có chất lượng không bằng Atiso Đà Lạt, bởi vì Đà Lạt là nơi hội tụ đủ điều kiện thiên nhiên lý tưởng để cho ra những cây atiso tốt nhất, và đa phần những người nước ngoài đi du lịch ở Đà Lạt đều mua Atiso về làm quà.

Tuy nhiên, atiso đỏ (hibiscus) cũng đã và đang trở thành một loại thảo dược ưa chuộng, được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày của người dân miền Bắc.

cây hoa atiso đỏ

Cây hoa atiso đỏ sống được khoảng một năm, cao 1.5 – 2m, tách nhánh gần gốc, cây ra hoa từ tháng 7 đến tháng 10 dương. Lá hình trứng, màu tím nhạt, mép lá có răng, cánh mọc đơn độc ở nách, gần như không có cuống, quả nang hình trứng, có lông thô mang đài màu đỏ bao quanh quả.

Lá, đài của cây atiso đỏ chín rất nhanh nên chỉ được thu hái trong vòng 15-20 ngày sau khi hoa nở trong điều kiện hoa còn mềm, chưa héo và vẫn giữ màu đỏ xẫm.

Tác dụng của hoa atiso đỏ

– Sắc hoa lấy nước uống hay hãm uống giúp hỗ trợ trị cách bệnh về tiêu hoá như trướng bụng, đầy hơi, táo bón, nhuận tràng, nhuận gan, lợi tiểu, viêm bàng quan, hạn chế sự tạo sỏi ở đường tiết niệu.

– Đài hoa có vị chua làm gia vị thay giấm, làm mứt, toàn cây có thể chế rượu vang (cho mầu đỏ đẹp, chua dịu, vị chát). Ngoài ra, atiso đỏ rất giàu vitamin C và chất điện giải (như natri, clorua, canxi, magie, kali và phốt pho) nên cũng thường được sử dụng để làm đồ uống giải khát tuyệt vời mỗi khi lao động nặng nhọc hay tập thể dục.

– Tinh chất polysaccharit trong nụ hoa Atiso đỏ tan trong nước có tính chất như pectin polysacharit, giúp kìm hãm sự phát triển của khối u sarcoma (theo một thí nghiệm cấy ghép trên chuột).

– Cây atiso đỏ chứa một loại chất chống oxy hóa rất hiếm là Flavonoid, chiếm tỷ lệ 5-6% trong lá và lên đến 12% trong đài quả, giúp ngăn chặn quá trình lão hóa cơ thể, trẻ lâu, giữ được tuổi thanh xuân.

– Dầu ép từ hạt Hibiscus và chất vô phòng hoá có tác dụng kháng sinh đối với một số vi khuẩn như Salmonella typhi, Escherichia coli, Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Coryne bacterium pyogenes,… và có công dụng kháng nấm trên một số loài như Aspergillus, Cryptococcus, Trychophyton…

– Đài hoa Atiso đỏ có tác dụng làm thư giãn cơ trơn tử cung, chống co thắt cơ trơn, hạ huyết áp và có tính kháng sinh. Kinh nghiệm dân gian chỉ rằng nhai ngậm đài hoa để trị ho, viêm họng.

– Làm chất màu tự nhiên để nhuộm thức ăn và đồ uống, thay thế cho các loại phẩm màu hoá chất theo xu thế mới gần đây trên thế giới.

tác dụng của hoa atiso đỏ

Theo một số nghiên cứu khoa về tác dụng của hoa atiso đỏ của các nước Đông Nam Á gần đây, cho thấy:

  • Lá đài atiso đỏ uống sẽ lợi tiểu, hỗ trợ chữa sỏi thận. Lá và cành chữa ho, hạt thì bổ dạ dầy (ở Thái Lan).
  • Nước ép từ lá đài tươi của hoa atiso đỏ (bụt giấm) rất bổ dưỡng và có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa ung thư (ở Malaysia).
  • Rễ atiso đỏ dùng làm thuốc bổ và kích thích tiêu hoá (Philippin).
  • Hạt atiso giúp chữa suy nhược cơ thể (Myanma). Còn ở Đài loan, hạt được dùng cho lợi tiểu, nhuận tràng.

Bạn cũng có thể ngâm hoa atiso đỏ với đường (thêm ít mật ong nếu cần) sẽ có tác dụng mát gan, phòng rôm sẩy, táo bón, mụn nhọt, giải nhiệt cơ thể trong những ngày hè nóng nực ở Việt nam.

Ngoài ra, nếu bạn có thể mua được atiso Đà Lạt, nên chọn loại bông atiso khô nguyên chất, để được lâu trong nhà nấu nước uống dần – giúp giải độc, mát gan và làm đẹp da từ bên trong.

AtisoDalat.org tổng hợp

Bình luận